Fan Man Utd vẫn tức giận việc ban lãnh đạo CLB tham gia sáng lập Super League, tới sân Old Trafford để biểu tình phản đối nhà chủ Mỹ.
Fan Man Utd dăng băng-rôn “Nhà Glazers cút đi” khi biểu tình bên ngoài sân Old Trafford. Ảnh: PA
“Nhà Glazers hãy cút đi”, “Chúng tôi mới là những người quyết định tương lai CLB” hay “Đủ rồi nhé” … là nội dung trên nhiều băng-rôn mà hàng nghìn CĐV Man Utd trưng ra khi biểu tình bên ngoài Old Trafford chiều 24/4. Bom khói và cả cờ Mỹ được đốt lên để thể hiện sự tức giận. Một số CĐV cầm những con rắn màu vàng và xanh lá cây, màu tượng trưng cho phong trào chống lại nhà Glazer.Làn sóng phản đối nhà Glazers của người hâm mộ Man Utd bùng lên dữ dội sau khi đồng Chủ tịch Avram Glazer từ chối nói lời xin lỗi khi được tiếp cận bởi một phóng viên tại căn biệt thự trị giá 22 triệu USD ở Flordida,. Khi được hỏi về khả năng bán Man Utd sau khi dự án Super League đổ bể, Avram Glazer đáp rằng: “Tôi không có bình luận nào”.Động thái của Avram Glazer diễn ra chỉ vài ngày sau khi Joel Glazer – anh trai và là đồng Chủ tịch còn lại – gửi lời xin lỗi, đồng thời khẳng định những ông chủ của Man Utd phải “giao tiếp tốt hơn” với người hâm mộ.
Fan Man Utd đốt cờ Mỹ phản đối nhà Glazers
Một nhóm CĐV Man Utd đốt cờ Mỹ để phản đối nhà Glazers.
Tương tự, hàng nghìn CĐV Arsenal đã đến biểu tình ngoài sân Emirates trên đường Hornsey ở Islington với hàng loạt biểu giữ, đốt pháo sáng để phản đối ông chủ Stan Kroenke. Những người này còn treo một hình nộm của Stan Kroenke để bày tỏ sự tức giận.Theo Daily Mail, một số CĐV đã lên kế hoạch chặn xe bus Arsenal vào sân trận gặp Everton hôm 23/4. Song kế hoạch bất thành vì thầy trò Arteta đã đến sân từ sớm. Trận này, Arsenal thua 0-1 sau pha phản lưới của Bernd Leno và ngày một cạn hy vọng trên đường đua tranh vé dự Cup châu Âu mùa sau.
Fan Arsenal treo cổ hình nộm Stan Kroenke bên ngoài sân Emirates để phản đối việc nhà chủ Mỹ tham gia sáng lập Super League. Ảnh: Reuters
Người hâm mộ Liverpool cũng phẫn nộ, và ông chủ John Henry đã ra mặt gửi lời xin lỗi và nhận trách nhiệm với quyết định gia nhập Super League. Hiệp hội CĐV Tottenham cũng kêu gọi Chủ tịch Daniel Levy và ENIC, công ty sở hữu 85,55% tổng số vốn cổ phần của CLB, từ chức.Tối 18/4, 12 CLB, trong đó có sáu đại gia Ngoại hạng Anh gồm Man Utd, Chelsea, Tottenham, Man City, Liverpool và Arsenal, công bố thành lập Super League. Nhưng đến tối 20/4, trước áp lực từ làn sóng chỉ trích của người hâm mộ và các tuyên bố cứng rắn của chính phủ Anh, cả sáu CLB Ngoại hạng Anh đồng loạt rút khỏi dự án này.Hồng Duy tổng hợp