Đội tuyển Trung Quốc không dự World Cup, nhưng các thương hiệu nước này vẫn chiếm sóng tại giải đấu ở Qatar với gần 1,4 tỷ USD tài trợ.
Các công ty Trung Quốc là nhà tài trợ lớn nhất của giải đấu, thậm chí còn chi nhiều tiền hơn cả ông lớn từ Mỹ như Coca-Cola, McDonald’s và Budweiser. Theo GlobalData, công ty tư vấn và phân tích dữ liệu có trụ sở tại London, các công ty Trung Quốc tài trợ gần 1,4 tỷ USD cho World Cup 2022, nhiều hơn các doanh nghiệp Mỹ khoảng 300 triệu USD.Sự lấn át của các công ty Trung Quốc tại giải đấu minh chứng cho tham vọng mở rộng sự nhận diện ra toàn cầu khi quy mô ngày càng tăng lên của những thương hiệu này. 12 năm trước tại Nam Phi, doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên trở thành nhà tài trợ chính thức cho World Cup là Yingli Solar, nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời.Năm nay, bốn nhà tài trợ của Trung Quốc cho World Cup gồm Wanda Group, Vivo, Mengniu Dairy và Hisense. Dù có doanh thu hàng tỷ USD với hàng nghìn nhân viên, các thương hiệu này vẫn có sự nhận diện chưa tốt ở bên ngoài Trung Quốc.Wanda Group là doanh nghiệp Trung Quốc tài trợ cho World Cup 2022 nhiều nhất. Theo GlobalData, tập đoàn bất động sản có trụ sở tại Bắc Kinh đã cam kết chi 850 triệu USD cho thoả thuận tài trợ kéo dài 15 năm cho tất cả kỳ World Cup đến năm 2030.Công ty điện tử tiêu dùng Vivo chi khoảng 450 triệu USD cho hợp đồng 6 năm trong thời hạn 2017 – 2022. Một hãng đồ điện tử khác là Hisense chi khoảng 35 triệu USD. Lần đầu hiện diện World Cup năm 2018, hãng sữa Mengniu tiếp tục tài trợ cho giải đấu năm nay tại Qatar.

Vivo tài trợ smartphone cho World Cup 2022. Ảnh: ChinaDaily

“Trở thành nhà tài trợ và đối tác của World Cup chỉ dành cho một số thương hiệu được chọn có đủ khả năng chi trả. Vì vậy, chỉ cần trở thành một phần của giải đấu là minh chứng cho khát vọng của các thương hiệu Trung Quốc”, Martin Roll, hãng tư vấn thương hiệu có trụ sở tại Singapore nhận xét.Còn chuyên gia thương hiệu Paul Temporal tại Trường Kinh doanh Saïd thuộc Đại học Oxford cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc hy vọng sự gắn kết với môn thể thao vua này có thể giúp họ loại bỏ những quan điểm tiêu cực về nhãn mác “Made in China”.”Hoạt động tài trợ thể thao cho phép các thương hiệu Trung Quốc kết nối với khán giả toàn cầu – những người có chung tình yêu thể thao. Bóng đá vượt qua mọi ranh giới văn hóa và mang đến phạm vi tiếp cận trên toàn cầu”, Temporal cho hay.Theo ông, các thương hiệu Trung Quốc đã học hỏi được từ các đối tác phương Tây. Dù tốn kém để có mặt tại các sự kiện thể thao hấp dẫn nhất thế giới, việc này sẽ mang lại hiệu quả lâu dài cho cả chủ thương hiệu và quốc gia.Thực tế, Vivo đã thâm nhập được thị trường tại 10 quốc gia ở châu Âu thông qua tài trợ cho World Cup tại Nga năm 2018. Thị phần của thương hiệu này tại châu Âu cũng tăng gấp đôi sau khi hãng tiếp tục tài trợ cho kỳ Euro 2020. Tương tự, doanh số tivi của Hisense cũng tăng gấp 3 lần sau khi World Cup 2018 khởi tranh.Sony, Emirates và Johnson & Johnson đã thôi tài trợ World Cup từ năm 2014 do các cáo buộc tham nhũng liên quan đến việc FIFA trao quyền tổ chức cho Nga, Qatar. Từ đây, các công ty Trung Quốc đã lấp vào những khoảng trống này.Sau khi Wanda ký thoả thuận tài trợ với FIFA năm 2016, Chủ tịch tập đoàn này Wang Jianlin cho biết tranh cãi chính là cơ hội cho các công ty Trung Quốc nhảy vào tài trợ cho World Cup mà trước đây chưa có, dù rất muốn. Tại World Cup 2018, có 7 thương hiệu Trung Quốc đã tài trợ cho giải đấu với tổng giá trị khoảng hơn 800 triệu USD.Tú Anh (theo Aljazeera/China Daily)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *