Ba ngày trước Đại hội khóa 9, bà Nguyễn Thị Hoàng Phương xin không tranh cử chức Phó chủ tịch phụ trách truyền thông VFF.
Vị trí phó Chủ tịch truyền thông ban đầu có bốn ứng viên đã được giới thiệu và đồng ý tham gia tranh cử, gồm ông Cao Văn Chóng (Phó chủ tịch truyền thông VFF khóa 8, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Bình Dương), ông Nguyễn Quốc Hội (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thể thao Hà Nội T&T), bà Nguyễn Thị Hoàng Phương (phó Tổng giám đốc VTVcab), Nguyễn Xuân Vũ (Chủ tịch CLB bóng đá Phù Đổng).

Đại hội VFF khóa 8 vào cuối năm 2018.

Tuy nhiên, hôm qua bà Phương đã có đơn xin rút. Theo nhiều nguồn tin, ông Hội cũng sẽ không tranh cử, mà muốn dành thời gian cho công việc ở VPF. Sau khi bán bản quyền truyền hình V-League cho FPT, VPF – nơi ông Hội giữ chức Phó chủ tịch thường trực – đang tập trung tâm sức để có thể thử nghiệm VAR từ mùa giải 2023.Cuộc đua ghế truyền thông vì vậy được cho làm màn “so găng tay đôi” giữa ông Cao Văn Chóng và ông Nguyễn Xuân Vũ.Ở vị trí Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn có hai ứng viên là ông Trần Anh Tú (Chủ tịch HĐQT Công ty VPF) và ông Dương Nghiệp Khôi (nguyên phó Tổng thư ký VFF). Nhiều khả năng ông Khôi sẽ rút vào phút cuối.Cuộc đua vào ghế Phó chủ tịch phụ trách tài chính cũng là “song mã” giữa ông Lê Văn Thành và ông Nguyễn Trung Kiên. Ông Thành là Chủ tịch HĐQT công ty Động Lực, cũng chính là phó Chủ tịch phụ trách tài chính VFF khoá 8. Ông Thành cho biết năm 2022 mảng tài trợ của VFF thu về 209 tỷ và năm sau dự kiến tiếp tục tăng trưởng. Trong khi đó, ông Kiên là Tổng giám đốc công ty Next Media, đơn vị từng mua bản quyền V-League giai đoạn 2017-2022 và nhiều giải đấu khác của đội tuyển việt Nam. Ông Kiên tuyên bố nếu trúng cử sẽ giúp VFF tăng trưởng kinh tế 50% mỗi năm. Ở vị trí Chủ tịch, ông Trần Quốc Tuấn là ứng viên duy nhất. Ông từng trải quan vị trí Tổng thư ký và nhiều năm làm phó Chủ tịch. Ông lên nắm quyền Chủ tịch VFF từ tháng 1/2022 sau khi Chủ tịch Lê Khánh Hải từ nhiệm. Ông Tuấn cũng có tiếng nói quốc tế khi đang là Trưởng ban thi đấu Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), ba nhiệm kỳ liên tiếp được bầu vào thường vụ AFC.Khoá 8 được xem là thành công nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Về thành tích, đội tuyển nam vô địch AFF Cup 2018, hai lần giành HC vàng năm 2019 và 2022, lọt vào vòng loại cuối cùng World Cup – nơi đội tuyển giành một trận thắng Trung Quốc và một trận hòa trên sân của Nhật Bản, tuyển nữ lần đầu tiên giành quyền tham dự World Cup… Về mặt tài chính, VFF thu về 608 tỷ đồng, gấp đôi nhiệm kỳ trước.Đại hội VFF khoá 9 diễn ra ngày 6/11, bầu Chủ tịch và ba Phó chủ tịch, cùng Ban chấp hành.Lâm Thỏa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *