Nguy cơ bị trừng phạt và sự tức giận của người hâm mộ khiến Man Utd, Liverpool, Arsenal, Tottenham theo chân Chelsea, Man City rút khỏi Super League.

Kế hoạch thành lập Super League có nguy cơ “chết yểu” khi sáu CLB Ngoại hạng Anh – chiếm một nửa trong 12 sáng lập viên – đồng loạt rút lui. Ảnh: REX

Chelsea là đội đầu tiên quyết định “quay đầu”, nhưng Man City là mới thành viên đầu tiên của nhóm “Big Six” Ngoại hạng Anh công khai tuyên bố họ rút khỏi giải đấu mới ra đời hôm 18/4.”CLB bóng đá Man City xác nhận chúng tôi đã thực thi các quy trình cần thiết để rút khỏi nhóm đang triển khai kế hoạch tổ chức giải European Super League”, thông báo của đội đầu bảng Ngoại hạng Anh tối thứ Ba 20/4, giờ London có đoạn.Gần như cùng lúc sau đó, vào khoảng 22h55 giờ London, lần lượt bốn thành viên còn lại của “Big Six” cũng tuyên bố từ bỏ kế hoạch thành lập giải đấu đang được cho là bước đột phá mang tên Super League.”Chúng tôi sẽ không tham gia vào Super League”, Man Utd thông báo. “Chúng tôi đã lắng nghe một cách thận trọng phản ứng từ người hâm mộ đội bóng, của Chính phủ Anh và các cổ đông lớn khác. CLB vẫn giữ cam kết làm việc với các đối tác trong cộng đồng bóng đá để tìm kiếm những giải pháp bền vững cho các thách thức về lâu dài mà bóng đá đang đối mặt”.”CLB bóng đá Liverpool xác nhận không còn liên quan kế hoạch vừa được đề xuất về việc thành thành lập Super League”, thông báo của nhà vô địch Ngoại hạng Anh mùa 2019-2020 có đoạn.Arsenal tweet: “Sau khi lắng nghe phản ứng của các bạn – những người hâm mộ CLB, cũng như của đông đảo cộng đồng bóng đá trong ít ngày qua, chúng tôi đang làm các thủ tục cần thiết để tút khỏi Super League. Chúng tôi đã mắc sai lầm và xin lỗi vì điều đó”.Tottenham thông báo: “Chúng tôi đã khởi động các quy trình để rút khỏi nhóm triển khai đề xuất thành lập Super League”.Chelsea chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào về việc rút khỏi Super League, nhưng được cho là đã đổi ý vì phản ứng tiêu cực tràn ngập trên toàn thế giới với giải đấu vừa tuyên bố ra đời mà họ là một trong 12 sáng lập viên. Ngay trước trận đá muộn nhất vòng 32 giữa đội nhà với Brighton – trận đấu có kết quả 0-0 – tối 20/4 theo giờ London, đông đảo người hâm mộ Chelsea đã biểu tình ngay bên ngoài sân Stamford Bridge để phản đối việc CLB tham gia Super League.

Petr Cech xin người biểu tình cho xe bus Chelsea vào sân thi đấu

Cựu thủ môn và là cố vấn chuyên môn của ban lãnh đạo Chelsea, Petr Cech, xin các CĐV biểu tình ngoài sân Stamford Bridge cho xe bus chở cầu thủ vào sân chuẩn bị đấu Brighton đầu giờ tối 20/4, giờ London.
Theo chuyên gia Sky Sports Kavel Solhekol, Chelsea đã nhận ra rằng phản ứng hoàn toàn tiêu cực của người hâm mộ và thế giới bóng đá nói chung có nguy cơ làm tiêu tan những hình ảnh tốt đẹp mà CLB dày công xây dựng trong mắt cộng đồng. “Chelsea chỉ đồng ý tham gia Super League vào ít phút cuối cùng trước khi đề án này được công bố. Nhưng giờ thì họ hối hận vì quyết định ấy và chấp nhận rằng đó là một sai lầm. Ban lãnh đạo Chelsea cảm thấy họ phải rút lui trước khi quá muộn, vì con tàu mà họ vừa bước lên chẳng đi tới đâu cả”, Solhekol bình luận.Bên cạnh phản ứng từ người hâm mộ, chính cầu thủ và HLV nhà, Liên đoàn Bóng đá (FA), những tuyên bố cứng rắn từ Chính phủ Anh được cho là có sức nặng quyết định, khiến nhóm “Big Six” thoái lui khỏi Super League.Hôm 19/4, trong phát biểu đầu viên về vụ việc, Thủ tướng Boris Johnson nói “sẽ xem xét mọi thứ có thể làm với các cơ quan quản lý bóng đá, để đảm bảo Super League không diễn ra theo cách nó đang được đề xuất”.Hôm qua 20/4, trong cuộc họp báo tại phố Downing, London, người đứng đầu chính phủ Anh thậm chí còn ví Super League như một “băng đảng mafia”. “Bóng đá là một trong những giá trị vinh quang của di sản văn hoá quốc gia. Làm sao có chuyện một nhóm nào đó tạo ra một thứ như băng đảng mafia, ngăn cản các CLB tranh tài với nhau?”, thủ tướng Johsnon nói.

Thủ tướng Boris Johnson trong cuộc họp báo Chính phủ Anh tại phố Downing, London hôm 20/4. Ảnh: AFP

Super League là giải đấu do 12 CLB tự thành lập và điều hành để thi đấu vào giữa hàng tuần. Nhóm này gồm Man Utd, Man City, Liverpool, Chelsea, Arsenal, Tottenham, Real Madrid, Barca, Atletico, Juventus, Inter và AC Milan. Họ dự kiến kết nạp thêm ba thành viên vào nhóm sáng lập. Ngoài ra, dựa vào thành tích hàng năm ở giải quốc nội, họ sẽ chọn thêm năm CLB khác để tạo thành giải đấu gồm 20 CLB. Hiện chưa rõ thời điểm bắt đầu Super League.Nhóm sáng lập Super League đặt tham vọng hướng đến giải đấu có doanh thu lên đến sáu tỷ USD mỗi năm và mỗi CLB được chia thưởng hàng trăm triệu từ đó, gấp nhiều lần so với Champions League. Lãnh đạo của nhóm Super League hiện có Chủ tịch Florentino Perez và phó Chủ tịch Andrea Agnelli – những người đồng thời là Chủ tịch các CLB Real Madrid và Juventus.Nhật Tảo – Hồng Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *