Khi được chọn là nước chủ nhà World Cup 2022, Qatar chỉ có một sân vận động cũ kỹ, vài khách sạn và kinh nghiệm phục vụ du lịch đại chúng bằng 0.
Qatar đã gây tranh cãi ngay từ khi giành quyền đăng cai FIFA World Cup 2022 bởi thời tiết khắc nghiệt, hạ tầng hạn chế. Tuy nhiên, quốc gia vùng Vịnh này đã giải quyết mọi vấn đề bằng một số tiền khổng lồ.12 năm sau khi giành quyền đăng cai giải đấu, với 300 tỷ USD, đất nước nhỏ bé này đã sẵn sàng chào đón những cầu thủ hàng đầu thế giới cùng khoảng 1 triệu fan hâm mộ. Kết quả của một thập kỷ xây dựng không ngừng nghỉ là 7 sân vận động, 20.000 phòng khách sạn, một tuyến metro và hơn 1.100 dặm đường đều mới.

Bên ngoài Lusail – sân vận động lớn nhất Qatar, nơi tổ chức 10 trận đấu, trong đó có trận chung kết World Cup 2022, với chi phí xây dựng gần 770 triệu USD. Ảnh: FIFA

Chi tiêu của Qatar cho thể thao không dừng ở World Cup. Từ khi được chọn là nơi tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, quốc gia này đã mạnh tay mua phần lớn cổ phần của đội bóng hàng đầu nước Pháp Paris Saint-Germain và 22% cổ phần của CLB Bồ Đào Nha SC Braga. Quốc gia dầu mỏ này cũng tổ chức một chặng đua F1 vào đầu năm ngoái. Sau đó, Qatar tiếp tục giành được hợp đồng đăng cai môn thể thao tốc độ này trong 10 năm, tính từ năm sau.”Sự giàu có của các quốc gia vùng Vịnh so với quy mô dân số nhỏ tạo dư địa thuận lợi cho họ để đầu tư vào quảng bá hình ảnh cho chính mình. Các sự kiện thể thao lớn góp phần tạo nên uy tín của các quốc gia”, Dania Koleilat Khatib, học giả tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford nhận xét.Theo Giorgio Cafiero, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn rủi ro Gulf State Analytics có trụ sở tại Washington, việc tổ chức World Cup “sẽ giúp củng cố hình ảnh của Qatar”. Ông cho rằng World Cup sẽ giúp Qatar như một đất nước có tư duy cầu tiến, hướng ngoại. Hay hiểu theo cách khác, Qatar sẽ trở thành nơi một doanh nhân đi công tác có thể thoải mái chiêu đãi khách hàng, một tổ chức thương mại có thể tổ chức hội nghị và nơi một gia đình có thể đến nghỉ ngơi vài ngày như Las Vegas.Theo Bloomberg, có cáo buộc cho rằng, các nước vùng Vịnh như Qatar chi tiền cho các sự kiện thể thao như vậy để cải thiện những hình ảnh tiêu cực. Qatar và cả Saudi Arabia, UAE đang tích cực cố gắng cải thiện hình ảnh vượt ra khỏi việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Một số người còn cho rằng các nước này cũng đang cố gắng che đậy việc đàn áp những người bất đồng chính kiến, phân biệt đối xử sâu sắc với phụ nữ và các nhóm thiểu số.Thập kỷ tới là giai đoạn then chốt với các nước phụ thuộc vào nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch như Qatar. Nhiều quốc gia và doanh nghiệp đã xác định 2030 là năm họ bắt đầu giảm mức tiêu thụ năng lượng. Nhiều nước cũng đang đẩy mạnh tìm kiếm các giải pháp thay thế để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Chính Qatar cũng đã đặt mục tiêu trung hòa carbon tại kỳ World Cup này.Trong ngắn hạn, những nước như Qatar sẽ được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến Nga – Ukraine gây ra. Là một trong những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng hàng đầu thế giới, Qatar sẽ hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng của châu Âu.Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh cũng đã làm dấy lên nhu cầu của các nước nhập khẩu để củng cố an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Ở chiều ngược lại, các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng đang phải chạy đua để đảm bảo tương lai nền kinh tế trước khi nhu cầu với nhiên liệu hoá thạch suy giảm.Bên cạnh đó, các sự kiện thể thao cũng có những giá trị hơn cả tăng trưởng kinh tế. Với Qatar, chỉ 5 năm trước, căng thẳng đã khiến Saudi Arabia, UAE, Bahrain and Ai Cập cắt đứt quan hệ ngoại giao, thương mại, du lịch với quốc gia này. Một số báo cáo còn cảnh báo về khả năng can thiệp quân sự của Saudi Arabia. Nhờ sự can thiệp của Mỹ và lợi ích kinh tế từ hiệu ứng World Cup với khu vực này, tình trạng căng thẳng mới được chấm dứt vào năm ngoái.Không chỉ Qatar, các nước láng giềng của họ cũng không ngại chi tiền cho thể thao. Năm 2023, 4 chặng đua F1 sẽ được tổ chức tại khu vực này. Saudi Arabia và UAE mỗi quốc gia đều sở hữu một đội bóng tại giải Ngoại hạng Anh. Các nước này cũng tăng cường đầu tư vào thể thao điện tử, các sự kiện thể thao đối kháng… Hồi tháng 10, 2 đội bóng NBA chơi trận khai mạc mùa giải ở Trung Đông.Các nước láng giềng nhỏ hơn của Saudi Arabia cũng đang đua quảng cáo mình là điểm đến hấp dẫn. Đến cuối thập kỷ này, UAE muốn du lịch đóng góp 15% vào GDP. Còn Qatar đang đặt mục tiêu đón 6 triệu du khách mỗi năm, gấp đôi so với 2016. Theo Bloomberg, các quốc gia này không thể đạt được những con số trên mà không thay đổi cách nghĩ của khách du lịch có tiền về họ.Các quốc gia vùng Vịnh cũng nằm trong số ít nước sẵn sàng chi nhiều tiền nhất để tổ chức các sự kiện thể thao lớn. Ở nhiều nơi tại châu Âu và châu Mỹ, người dân có xu hướng coi Olympic là một sự lãng phí tiền thuế và nhiều lần phản đối các đề xuất đăng cai.Điển hình là Saudi Arabia, cho đến năm 2019, quốc gia này vẫn có nhiều hạn chế về cấp visa cho khách du lịch. Tuy nhiên, hiện Saudi Arabia dự kiến chi 1.000 tỷ USD để thu hút du khách. Họ cũng đang lên kế hoạch xây dựng Neom – một thành phố công nghệ cao trên sa mạc và một khu nghỉ mát trượt tuyết nhân tạo. Hồi tháng 10, Saudi Arabia đã giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa đông châu Á năm 2029.Hiện tại, 3 nước Saudi Arabia, Hy Lạp và Ai Cập đang cùng nhau vận động để giành quyền đăng cai World Cup 2030. Saudi Arabia và Qatar cũng đều quan tâm đến việc trở thành nước chủ nhà của Olympic.Tú Anh (theo Bloomberg)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *